Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty về việc tham quan học tập kinh nghiệm tại công trình thủy điện Sơn La, nay đoàn công tác xin báo cáo kết quả đợt tham quan học tập cụ thể như sau:

   alt

Các tham số chính của Thủy điện Sơn La: (Xem phụ lục 1 kèm theo)   

    Đoàn công tác đến công trình Thủy điện Sơn La vào ngày 23 tháng 1 năm 2011, sau khi được Trưởng Ban QLDA Thủy điện Sơn La đón tiếp thân mật tại phòng họp, đoàn đã được đưa đi tham quan công trình. Hiện tại tổ máy 1 đã phát điện và đang tiến hành tổ hợp tổ máy 2 tại sàn lắp máy. Đoàn được đi thăm các vị trí sau: Phòng điều khiển trung tâm đến sàn lắp máy, lên trạm GIS, lên trạm biến thế, lên đập dâng, lòng hồ. Sau khi đi thăm các vị trí nói trên đoàn đã họp cùng Ban QLDA Thủy điện Sơn La rút ra bài học kinh nghiệm sau:


    – Công tác tổ chức quản lý dự án và tư vấn giám sát của Ban QLDA rất chặt chẽ, qui cũ gồm có: Phòng Kỹ thuật tại hiện trường khoảng 100 cán bộ, trong đó có khoảng 60 kỹ sư giám sát phần xây, 40 kỹ sư giám sát phần lắp và 300 cán bộ vận hành cũng được huy động tăng cường giám sát tại hiện trường. Đây là lực lượng trụ cột ngày đêm bám sát hiện trường, kịp thời tham mưu cho cấp trên xử lý tất cả các công việc liên quan. Thời gian chuẩn bị để thực hiện dự án khá dài và chu đáo là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho dự án thành công như mong muốn (từ 1996 bắt đầu lập Ban chuẩn bị đầu tư cho dự án Thủy điện Sơn La, từ năm 2003 đến 2005 phê duyệt thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 Ban A và Tổng thầu đã mạnh dạn tiến hành thi công về các hạng mục về tổng mặt bằng và cống dẫn dòng, cho nên vào ngày 02/12/2005 Ban A tiến hành khởi công và ngăn sông đợt 1, điều này chưa có tiền lệ trong thi công Thủy điện tại Việt Nam)

    –  Công tác phê duyệt phê duyệt dự toán chi tiết được tiến hành song song trong quá trình thực hiện dự án, điều này góp phần quan trọng trong công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình;

    – Việc giải ngân tốt được xem là động lực quan trọng số 1 để Nhà thầu quay nhanh nguồn vồn, góp phần cho Nhà thầu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hoàn thành vượt tiến độ đề ra. Nếu nghiệm thu theo dự toán chi tiết đã được Ban A duyệt sẽ thanh toán 97% giá trị do Nhà thầu thực hiện, nếu nghiệm thu theo dự toán do tư vấn của nhà thầu lập sẽ thanh toán 85% giá trị Nhà thầu thực hiện.

    – Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cán bộ tại hiện trường rất chu đáo, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên được cấp trên quan tâm đúng mực, thường xuyên động viên tổ chức các buổi tọa đàm, mít tin theo chuyên đề vào các dịp lễ tết, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, vui vẽ gần gũi để bù đắp lại những mất mát do phải sống làm việc xa gia đình. Ban A Sơn La tại thành phố Sơn La giống như khách sạn 3 sao đầy đủ tiện nghị sinh hoạt và làm việc cho anh em khi xong ca trực.

    – Việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước do Phó Thủ Tướng Chính Phủ trực tiếp làm Trưởng ban để chỉ đạo cho công trình Thủy điện Sơn La đã tạo ra sự thống nhất cao về các chủ trương chính trị từ Trung ương đến các Bộ , Nghành và địa phương đã góp phần quan trọng đến thành công của dự án. Ban chỉ đạo đã hoạt động thực sự hiệu quả, giúp Thủ Tướng Chính Phủ ban hành, bổ sung đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách và hướng dẫn về quản lý, thực hiện các dự án thành phần, tổ chức kiểm tra điều độ, đều đặn hàng tháng, 6 tháng và khi cần thiết; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

    – Việc chọn lựa được Tư vấn thiết kế và Nhà thầu mạnh là điều kiện cốt lõi nhằm bảo đảm hoàn thành dự án như hoạch định.

    – Ban A thủy điện Sơn La rất mạnh, đã tập hợp các cán bộ dày dạn kinh nghiệm, tâm huyết; đã trưởng qua các dự án lớn như: Thác Bà, Hòa Bình, Yaly… đã phát huy được vai trò nhạc trưởng cho toàn dự án. Ban A Sơn La đã giám sát, đôn đốc điều hành các bên liên quan đạt mục tiêu chung là hoàn thành dự án như đã thống nhất.

    – Việc thay đổi kết cấu đập trọng lực từ vật liệu địa phương sang bê tông đầm lăn (RCC) đã đẩy nhanh tiến độ thi công đập dâng lên 30%. Năng suất bình quân nhiều tháng: 100.000m3/tháng (cao nhất 180.000m3/tháng so với Trung Quốc 240.000m3/tháng), nếu đổ bằng CVC trung bình cao nhất đạt khoảng 45.000m3/tháng.

    – Về công nghệ: Điều nổi bậc của Công trình Thủy điện Sơn La đã thiết kế trạm phân phối trong nhà (trạm GIS). Trạm GIS của Thủy điện Sơn La gồm 3 Block, có 12 máy cắt đầu cực, làm cách điện bằng khí SF6. Điện thế tại máy phát là 18,4 kV được đưa lên trạm biến áp 500kV sau đó dẫn xuống lại trạm GIS để phân phối rồi dẫn lên đường dây 500kV. Mô hình này đang được Tập Đoàn Điện lực nghiên cứu áp dụng cho các công trình điện khác trong thời gian đến.

    – Về hình ảnh đoàn tham quan: (xem phụ lục 2 kèm theo)


Trên đây là những bài học rút ra từ dự án Thủy điện Sơn La mà đoàn công tác đã trao đổi học tập, xin báo cáo lên Lãnh đạo Công ty để biết.

 

Lê Dương Thuận   
alt

 

Phụ lục 1:


Các tham số chính kèm theo báo cáo đợt tham quan học tập tại công trình thủy điện Sơn La:

1.  Dự án Thủy điện Sơn La gồm 3 dự án thành phần là:

– Dự án xây dựng công trình thủy điện do Tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư ( các hạng mục chính gồm: Đập dâng, đập tràn, tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện, hệ thống truyền tải đấu nối vào lưới điện Quốc gia)

– Dự án di dân tái định canh, định cư do Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu làm chủ đầu tư;

– Dự án các công trình giao thông do Bộ giao thông Vận tải làm chủ đầu tư:

2. Vài thông số khái quát về Dự án xây dựng công trình:

– Chủ đầu tư: Tập đoàn điện lực Việt Nam, đại diện là Ban QLDA Nhà máy thủy điện Sơn La;

– Tư vấn thiết kế chính: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1;

– Các thông số và khối lượng chính của công trình:

+ Lưu lượng xả lũ tính toán: Qxl= 37.000m3/s;

+ Diện tích lưu vực: 43.760 Km2;

+ Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3;

+ Mực nước dâng bình thường: 215m;

+ Mực nươc gia cường: 217,83m3;

+ Mực nước chết: 175m;

+ Công suất lắp máy:2.400MW, số tổ máy 6 tổ x 400MW;

+ Điện lượng trung bình nhiều năm: 10,246 tỷ kwh ( trong đó tăng cho Thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kwh);

+ Kết cấu bê tông trọng lực cao 138,1m; chiều dài đập 961,6m; công trình có 12 khoang tràn xả sâu, 6 khoang tràn xả mặt. Nhà máy thủy điện kiểu hở, bố trí sau đập:

+ Khối lượng đào đắp đất đá các loại: 14,673 triệu m3;

+ Khối lượng bê tông các loại: 4,920 triệu m3, trong đó 2,238 triệu m3 bê tông CVC và 2,682 triêu m3 bê tông RCC;

+ Khoan phun gia cố và khoang phun chống thấm: 109.499md;

+ Khối lượng thiết bị: 72.070 tấn các loại:

+ Tiến độ theo nghị quyết của Quốc hội: Phát điện tổ máy 1 vào năm 2012, hoàn thiện nhà máy vào năm 2015;

– Tiến độ thực hiện: Phát điện tổ máy 1 vào cuối năm 2010, hoàn thiện nhà máy vào năm 2012;

3. Các mốc chính của dự án:

+ Khởi công và ngăn sông đợt 1: ngày 02/12/2005;

+ Ngăn sông đợt 2: Ngày 15/5/2018;

+ Ngăn sông đợt 3 và tích nước: Ngày 15/5/2010;

+ Phát điện tổ máy 1 lên lưới điện quốc gia: Ngày 17/12/2010.

Phụ luc 2:

Các hình ảnh khác của đợt tham quan:

alt

alt

alt

alt

 

alt

 

alt

 

alt

alt

alt