Trước mùa mưa bão năm nay, Công ty Cổ phần Sông Ba đã chủ động lập các phương án phòng tránh, đảm bảo an toàn đập và hồ chứa, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn đập và tối ưu cho vùng hạ du. 

20141111-Krong-Hnang1
 Nhà máy Thủy điện Krông H’năng.
 
Phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Phạm Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Ba về công tác chuẩn bị vận hành và phòng chống lụt bão (PCLB) cho Nhà máy thủy điện Krông H’năng.
 
Thưa ông! Để chuẩn bị cho công tác vận hành và phòng chống lụt bão tại nhà máy thủy điện Krông H’năng năm 2014, Công ty Cổ phần Sông Ba đã giải quyết những gì?
 
Ông Phạm Phong: Ngày 07/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa tại quyết định số 1077/QĐ-TTg cho lưu vực sông Ba. Quy trình này ưu việt hơn quy trình 1757 do đã quy định sử dụng một phần dung tích hồ để điều tiết nước mùa lũ. Do đó, Công ty Cổ phần Sông Ba đã nghiên cứu lại quy trình vận hành mới cho Nhà máy thủy điện Krông H’năng. So với quy trình cũ, chúng tôi bổ sung thêm chế độ đo mưa 1 giờ khi có lượng mưa lớn hơn 30 mm/giờ, bổ sung thêm dụng cụ đo mực nước hồ cấp chính xác 1 mm (do chúng tôi nghiên cứu) và kết nối với máy tính trung tâm, diễn tập vận hành lũ có sự chứng kiến của địa phương xã EaLy, đã biên soạn quy trình thành sổ tay vận hành phòng chống lụt bão cho các bộ phận công nhân viên để dễ quản lý và sử dụng.  Đến thời điểm hiện nay Công ty Cổ phần Sông Ba đã sẵn sàng cho mùa lũ năm 2014.
20141111-Krong-Hnang2
Hệ thống báo mực nước hồ 1mm và tình trạng cửa xả lũ tại phòng điều khiển trung tâm.
Được biết, Công ty đã tổ chức đo mưa trên toàn lưu vực và dụng cụ đo mực nước hồ thang đo 1mm, các việc này giúp cho việc kiểm soát lũ như thế nào?

 
Ông Phạm Phong: Việc đo mưa toàn lưu vực để kiểm soát lượng nước đến, chúng tôi đã thực hiện nhiều năm và đã được Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp – Bộ Công Thương đánh giá rất cao và đã tổ chức cho báo cáo tại Hội nghị của Cục tại Gia Lai cho trên 30 chủ hồ học tập. Với nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn tăng thời gian thông báo trước xả lũ từ 2 giờ đến 4 giờ; nhờ đó, chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được lượng nước đến và chủ động trong vận hành xả lũ liên hồ, đơn hồ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình cho dù tần suất 200 năm, 500 năm, 1000 năm hoặc hơn nữa.  Việc đo mưa trên toàn lưu vực giúp cho công nhân vận hành thực hiện công tác xả lũ chủ động nhưng Người cán bộ quản lý cũng như các cấp lãnh đạo khác rất khó nắm bắt và dự liệu. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo dụng cụ đo mực nước hồ chính xác đến 01 mm. Với dụng cụ này, được kết nối với máy tính trung tâm, người công nhân vận hành tại Nhà máy sẽ được cảnh báo tự động khi lũ về hồ mà có khi vì một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó, người trực vận hành xả lũ chưa nhận ra. Lúc đó, cán bộ nhà máy sẽ thông báo ngược lại để cùng kiểm soát vận hành lũ. Trong thời gian 10 phút chúng tôi đã biết lũ lớn xuất hiện. Những người quản lý hoặc lãnh đạo được thông báo Qvề và mực nước hồ một cách chính xác nhằm đánh giá được lũ cũng như vận hành lũ tốt.
 
Theo quy trình 1077 của Thủ tướng Chính phủ, ông nhận thấy thế nào trong việc giảm lũ và cấp nước vào mùa cạn?
 
Ông Phạm Phong: Quy trình 1077 của Thủ tướng Chính phủ đã rút kinh nghiệm từ những hạn chế của QT 1757, đã làm cho một số hồ thủy điện miền Trung và Tây Nguyên có dung tích không lớn trước đây chỉ làm nhiệm vụ phát điện nay làm thêm được việc giảm lũ, một việc làm hết sức ý nghĩa cho xã hội, trong đó có Nhà máy thủy điện Krông H’năng. Về mùa cạn chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu.
 
Cảm ơn ông!
Theo icon.com.vn