1- Vùng có nhiệt độ từ -80C ÷ 00C: Cần có các trang bị đảm bảo đủ ấm như sau:
1.1- Áo
– Áo số 1: Áo bó sát người (cần loại Cottong, tránh nhiều sợi nhân tạo sẽ dễ gây ngứa và khó chịu).
– Áo số 2: Áo sơmi hoặc áo pul (loại nhiều cottong).
– Áo số 3: Áo ấm (áo len cổ lọ, bó sát người).
– Áo số 4: Áo khoác (có lớp bông hoặc lớp bông nhân tạo).
1.2- Khăn quàng cổ:
– Loại len hoặc bông dày, dài từ 1,5÷2m để quấn quanh cổ và có thể quàng qua mũi và miệng,
1.3- Quần:
– Quần 1: Quần thun dài bó sát người (loại nhiều cottong).
– Quần 2: Quần tây hoặc thể thao dài.
1.4- Mũ:
Mũ len dày chụp kín 2 tai, tốt nhất là mũ sâu che cả miệng và cổ, có khoét vùng mắt để nhìn.
1.5- Giày:
Có thể dùng giày da với tất len dày hoặc giày chuyên dùng có lớp len bên trong với tất ấm thông thường.
2- Vùng có nhiệt độ thấp dưới -80C
2.1- Áo:
Cũng đủ 4 áo nhưng áo thứ tư là áo được sản xuất chuyên dùng cho nhiệt độ dưới -80C (nghĩa là ngay trong áo này cũng đã có từ 2-3 lớp) hoặc cũng 4 áo nhưng thay áo thứ 3 là loại áo trấn thủ bông nhân tạo và bên ngoài là áo khoác như áo số 4 của mục 1.1
2.2- Khăn quàng cổ: Như trên.
2.3- Quần: Bổ sung thêm lớp 3 hoặc quần bó sát có lớp bông nhân tạo.
2.4- Mũ: Mũ chuyên dùng có lớp nỉ, len hoặc lông thú dày.
2.5- Giày: Loại giày chuyên dùng cho vùng tuyết, tránh thấm nước, tốt nhất là bằng su đoạn dưới và trên là vải len có lớp bông bên trong.
Trên đây là một số nội dung thực tế Đoàn công tác tại Saint Petersburg đợt 3 (tháng 12/2010) của AVJSC đã thực tế quan sát người dân Moscow, Saint Petersburg và chính các thành viên sử dụng ở nhiệt độ từ (-130C ÷ -70C). Và cần chú ý khi có gió thì sẽ cảm thấy lạnh và khó chịu hơn, cần đặc biệt chú ý đừng bao giờ để ướt chân và bị đói bụng. Ngoài ra cần chọn áo quần lớp trong cùng luôn bó sát người (điều này quan trọng nhất).
Nguyễn Văn Lê và Đoàn công tác (ngày 15-25/12/2010) A Vương.