Công trình thủy điện A Vương thuộc xã Macooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 100km.

Dự án Thuỷ điện A Vương có tổng vốn đầu tư trên 3800 tỷ đồng, khởi công xây dựng tháng 8/2003, phát điện tổ máy 1 ngày 11/10/2008 và phát điện tổ máy 2 vào ngày 28/12/2008. Nhà máy có tổng công suất  210 MW gồm 2 tổ máy, điện lượng bình quân hàng năm là 737,35 triệu KWh. Các hạng mục chính của công trình đều nằm ở vị trí hiểm trở, có địa chất đặc biệt.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khởi công xây dựng NMTĐ A Vương

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành NMTĐ A Vương

    Dự án thuỷ điện A Vương là một trong những dự án thuỷ điện bậc thang trên hệ thống sông Vũ Gia-Thu Bồn. Do tiềm năng tích nước của hồ chứa nên dự án có khả năng cung cấp điều tiết lượng điện hàng năm. Công trình có 1 ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Quảng Nam và miền Tây Tỉnh Quảng Nam nói riêng.


Tổng quan các hạng mục công trình NMTĐ A Vương 

Vị trí công trình thủy điện A Vương trên bản đồ Việt Nam

Các mốc tiến độ thực hiện dự án thủy điện A Vương

– Khởi công: 31/08/2003
– Ngăn sông: 23/12/2004
– Hoàn thành Cửa nhận nước: 10/05/2008
– Hoàn thành Đập dâng, đập tràn: 30/09/2008
– Tích nước Hồ chứa (thả phai, nút cống dẫn dòng): 14/07/2008
– Hoàn thành Hầm áp lực: 15/08/2008
– Hoàn thành, đóng điện Trạm phân phối điện: 08/10/2008
– Khởi động không tải Tổ máy 1: 26/09/2008
– Hòa lưới Tổ máy 1: 11/10/2008
– Khởi động không tải Tổ máy 2: 19/12/2008
– Hòa lưới Tổ máy 2: 28/12/2008
– Khánh thành 10/07/2010

Thông số Kỹ thuật chính của công trình

1. Khí hậu – Thủy văn
– Diện tích lưu vực Flv 682 km2
– Nhiệt độ không khí 10 – 40 oC
– Nhiệt độ nước sông 15,4 – 34 oC
– Độ ẩm không khí 28 – 100 %
– Mưa (80-160 ngày) chính vụ tháng 9-11
– Gió Max là 40m/s
2. Hồ chứa
– Mực nước dâng bình thường 380 m
– Mực nước dâng gia cường (lũ 0,1%) 382,2 m
– Mực nước chết 340 m
– Mực nước ngưỡng tràn 363 m
– Dung tích toàn bộ hồ chứa 343,55 triệu m3
– Dung tích hữu ích 266,5 triệu m3
– Dung tích chết 77,07 triệu m3
– Diện tích mặt hồ ở MNDBT 9,09 km2
– Diện tích mặt hồ ở MNC 4,34 km2
  3. Đập chính:
– Cao trình đỉnh đập 383,4 m
– Chiều cao lớn nhất 80 m
– Chiều dài theo đỉnh đập 228,1 m
4. Công trình xả: tràn xả mặt có cửa van cung
– Số lượng và kích thước cửa van 3 (14m x 17,5m)
– Lưu lượng thiết kế tại MNDBT 380 m 5720 m3/s
5. Cửa lấy nước:
– Cửa lấy nước kiểu tháp
– Số lượng khoang 2
– Kích thước lưới chắn rác 5m x 8m
6. Đường hầm áp lực: 
– Mặt cắt hình tròn, vỏ bọc bằng bê tông
– Chiều dài 5276 m
– Đường kính trong 5,2 m
   7. Tháp điều áp
– Đường kính buồng tràn 28 m
– Đường kính giếng 9 m
– Chiều cao 105 m
8. Đường ống áp lực
– Chiều dài đường ống 517,3 m
– Đường kính 3,8 m
9. Nhà máy
– Lưu lượng lớn nhất Qmax 78,4 m3/s
– Cột nước lớn nhất Hmax 320 m
– Cột nước tính toán Htt 300 m
– Cột nước nhỏ nhất Hmin 265 m
– Công suất lắp máy Nlm 210 MW
– Điện lượng bình quân năm E0 737,35 triệu kWh
– Số tổ máy 2
10. Kênh xả hạ lưu
– Kênh xả hạ lưu loại hở
– Chiều dài 165 m

 

 

hình ảnh CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Nhà máy thủy điện A Vương nhìn từ Hạ lưu công trình

Đập chính thủy điện A Vương nhìn từ hạ lưu

Đập chính thủy điện A Vương nhìn từ thượng lưu

Cửa lấy nước

Cửa lấy nước

Nhà van

Đường ống áp lực (chiều dài: 517,3m , đường kính 3,8m)

Đường ống áp lực

 

Bản đồ lưu vực các NMTĐ trên sông Vu Gia – Thu Bồn