Thực hiện theo chỉ đạo khẩn của UBND tỉnh Quảng Nam, hiện hai Công ty thủy điện lớn nhất tại Quảng Nam cũng đã có nhiều biện pháp hoàn thiện các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngay trước mùa mưa lũ 2018 sắp đến gần.

Các công ty Thủy điện trên địa bàn Quảng Nam đã chuẩn bị nhiều  phương án dự phòng, phương tiện kỹ thuật để sẵn sàng ứng phó trong mùa mưa lũ 2018

Cụ thể, công ty Thủy điện Sông Bung được Tổng công ty Phát điện 2 giao quản lý, vận hành 2 nhà máy thủy điện Sông Bung 4 và thủy điện Sông Bung 2. Đến nay công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) chuẩn bị phòng chống mùa mưa bão đã sẵn sàng với phương châm bốn tại chỗ…

Theo ông Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cho biết: Nguyên nhân xảy ra những trận động đất này là do các hồ thủy điện tích nước. Tuy nhiên, đây là những trận động đất kích thích với cường độ nhỏ nên sẽ không gây thiệt hại.

Công tác cảnh báo vùng hạ du đập thủy điện Sông Bung 4 và thủy điện Sông Bung 2; Phối hợp với Công ty CP Thủy điện A Vương và các NMTĐ trên lưu vực sông Vu Gia đã thực hiện công tác truyền thông cho 18 xã thuộc huyện Đại Lộc bị ảnh hưởng, năm 2018 này với đối tượng truyền thông là các Tổ trưởng Tổ Đoàn kết của 260 thôn thuộc 18 xã; Tổ chức truyền thông cho nhân dân vùng hạ du thủy điện Sông Bung 2 ở 3 xã La Eê, Chaval và ZuôiH bị ảnh hưởng do xả tràn để tuyên truyền người dân ứng phó khi hồ thủy điện Sông Bung 2 vận hành xả tràn.

Thủy điện A Vương thực hiện xả lũ theo Quy trình vận hành xả lũ liên hồ nên góp phần rất lớn trong việc cắt giảm lũ.

Tại Thủy điện A Vương, theo ông Ngô Xuân Thế, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương (TĐ A Vương) khẳng định: Công tác chuẩn bị PCTT&TKCN đến ngày 15/8 đã hoàn tất. Theo đó, Công ty đã kiểm tra tất cả các điểm, như đập, nhà máy, một số khu tái định cư… Bên cạnh đó, lên kế hoạch sửa chữa, chuẩn bị xăng dầu dự phòng, lương thực thực phẩm…

Điều quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị PCTT&TKCN là công tác tuyên truyền cho người dân vùng hạ du. TĐ A Vương đã phối hợp với một số TĐ lân cận, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành đã tổ chức 18 buổi tuyên truyền với hơn 1000 người tham dự. Theo đó, nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề như: trình diễn quy trình hồ chứa, giới thiệu hệ thống thủy điện, một số khuyến cáo phòng trách và sự chuẩn bị, phối hợp của người dân theo phương châm “bốn tại chỗ”… “Sự phối hợp của người dân hết sức quan trọng, bởi khi người dân có đầy đủ thông tin, sự hiểu biết nhất định thì khi có thiên tai xảy ra sẽ hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra”.

Được biết, hiện nay, TĐ A Vương thực hiện xả lũ theo Quy trình vận hành xả lũ liên hồ nên góp phần rất lớn trong việc cắt giảm lũ. Vai trò cuả TĐ là thực hiện đúng theo những quy trình và sự chỉ đạo điều hành Ban PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam thì hiếm khi xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Các thủy điện trong hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn thực hiện rất tốt, nhịp nhàng, hiệu quả trong việc xả lũ. Công tác dự báo thời tiết hết sức quan trọng, cộng với kinh nghiệm xả lũ hợp lí, như xả sớm, xả nhỏ, không xả ào ạt, phía hạ du cũng tính toán việc đón lũ hợp lí, chủ động, không chủ quan thì việc PCTT&TKCN sẽ hết sức hiệu quả. Về việc hiện nay vẫn còn trong quan niệm của người dân vùng hạ du rằng việc lũ là do thủy điện.

Điều này, trước đây do một phần lỗi là do một số thủy điện xả lũ chưa hợp lý nên khiến người dân còn hoài nghi và thiếu niềm tin, chứ thực chất lũ lớn là do trời, nếu thủy điện mà thực hiện tốt quy trình thì góp phần vào việc điều tiết lũ trong mùa lũ, cung cấp nước cho mùa hạn.

Theo CAND