Bộ chỉ tiêu ANNL ngắn hạn cho Việt Nam được đề xuất bao gồm 24 chỉ tiêu cho 6 nhóm năng lượng riêng biệt. Các chỉ tiêu đều được xây dựng và lựa chọn dựa trên 4 yếu tố cơ sở chính đánh giá ANNL ngắn hạn: nguy cơ rủi ro, khả năng phục hồi, yếu tố bên ngoài và yếu tố trong nước. Với bộ chỉ tiêu này, chúng ta có thể đánh giá một cách tương đối đầy đủ tình trạng an ninh của hệ thống năng lượng Việt Nam trong ngắn hạn.
Bảng . Chỉ số dành cho Dầu và các sản phẩm từ dầu
Nguy cơ rủi ro |
Khả năng phục hồi |
|
Yếu tố bên ngoài |
– Tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm từ dầu |
– Số lượng cảng nhập khẩu và đường ống dẫn; – Tính đa dạng của các nhà cung cấp. |
Yếu tố trong nước |
– Số lượng nhà máy lọc dầu |
– Khả năng dự trữ dầu và các sản phẩm từ dầu. |
Tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm từ dầu: được tính bằng tỷ lệ nhập khẩu trên tổng lượng cung cấp trong nước của các sản phầm từ dầu, bao gồm: xăng động cơ, xăng máy bay, dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut, LPG và các sản phẩm khác (được quy đổi về cùng một đơn vị năng lượng là TOE). Đây là chỉ số đầu tiên cần xét đến và đóng vai trò quan trọng quyết định trong việc đánh giá an ninh dầu.
Số lượng cảng nhập khẩu và đường ống dẫn: càng có nhiều cửa cảng và đường ống dẫn, khả năng gián đoạn về lượng sản phẩm dầu nhập khẩu càng thấp.
Tính đa dạng của các nhà cung cấp: được tính bằng chỉ số Herfindahl-Hirschman index (HHI) theo công thức H = Σi si2, trong đó si là thị phần của nhà cung cấp i. Chỉ số này dao động từ 0,1 (cho tính đa dạng cao) đến 1,0 (cho thị trường độc quyền). Nếu H càng nhỏ, tương đương với số lượng các nhà cung cấp càng nhiều và thị phần càng cân bằng, thì sự ổn định càng cao.
Số lượng nhà máy lọc dầu: nếu có nhiều nhà máy lọc dầu thì khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm về dầu từ trong nước càng cao, giảm nhẹ phụ thuộc vào nhập khẩu.
Khả năng dự trữ dầu và các sản phẩm về dầu: được tính bằng số ngày dự trữ nhập ròng của các kho trữ dầu và các sản phẩm về dầu.
Khí tự nhiên
Bảng 3. Chỉ số dành cho khí tự nhiên
Nguy cơ rủi ro |
Khả năng phục hồi |
|
Yếu tố bên ngoài |
– Tỷ lệ nhập khẩu khí tự nhiên |
– Số lượng cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) và đường ống dẫn khí – Tính đa dạng của các nhà cung cấp |
Yếu tố trong nước |
– Tỷ lệ khai thác khí ngoài khơi |
– Khả năng cung cấp khí từ các kho dự trữ |
Tỷ lệ nhập khẩu khí tự nhiên: tỷ lệ nhập khẩu khí tự nhiên trên tổng lượng cung cấp trong nước.
Số lượng cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) và đường ống dẫn khí: thể hiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu khí tự nhiên.
Tính đa dạng của các nhà cung cấp: được tính bằng HHI, như đối với các sản phẩm từ dầu.
Tỷ lệ khai thác ngoài khơi: việc khai thác ngoài khơi dễ gặp rủi ro và gián đoạn hơn so với khai thác trong đất liền, vì vậy tỷ lệ khai thác ngoài khơi thấp thì an ninh khí cao hơn.
Khả năng cung cấp khí từ các kho dự trữ: được tính bằng tỷ lệ giữa khả năng cung cấp tối đa (từ các ống dẫn ngầm và các kho chứa LNG) trên nhu cầu tiêu thụ cực đại trong một ngày.
Sinh khối và chất thải
Bảng 4. Chỉ số dành cho Sinh khối và chất thải
Nguy cơ rủi ro |
Khả năng phục hồi |
|
Yếu tố bên ngoài |
– Tỷ lệ nhập khẩu sinh khối |
– Không có |
Yếu tố trong nước |
– Dao động về sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp |
– Không có |
Tỷ lệ nhập khẩu sinh khối: tỷ lệ nhập khẩu trên tổng lượng cung cấp trong nước.
Dao động về sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp: được lấy từ FAO index. Năng lượng sinh khối có nguồn gốc chủ yếu từ các phụ phẩm nông nghiệp, do đó sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến nguồn năng lượng này.
Than đá
Bảng 5. Chỉ số dành cho than đá
Nguy cơ rủi ro |
Khả năng phục hồi |
|
Yếu tố bên ngoài |
– Tỷ lệ nhập khẩu than |
– Số cửa cảng nhập khẩu – Tính đa dạng của các nhà cung cấp |
Yếu tố trong nước |
– Tỷ lệ khai thác dưới lòng đất |
– Không có |
Tỷ lệ nhập khẩu than: tỷ lệ nhập khẩu trên tổng lượng cung cấp trong nước.
Số cửa cảng nhập khẩu: các cửa cảng dùng để nhập khẩu than (đường sắt, đường bộ, đường thủy).
Tính đa dạng của các nhà cung cấp: như đối với dầu và khí.
Tỷ lệ khai thác dưới lòng đất: khai thác dưới lòng đất nhiều rủi ro và dễ gián đoạn hơn so với khai thác than lộ thiên, do đó tỷ lệ khai thác dưới lòng đất càng cao thì độ an toàn càng thấp.
Thủy năng (thủy điện)
Bảng 6. Chỉ số dành cho Thủy năng (thủy điện)
Nguy cơ rủi ro |
Khả năng phục hồi |
|
Yếu tố bên ngoài |
– Không có (do đặc thù sản xuất chỉ phục vụ nhu cầu trong nước) |
|
Yếu tố trong nước |
– Tần suất khô hạn |
– Không có |
Tần suất khô hạn: tỷ lệ số ngày thuộc mùa khô trên tổng số ngày trong năm. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu suất hoạt động của các nhà máy thủy điện sẽ càng thấp.
Điện năng
Bảng 7. Chỉ số dành cho Điện năng
Nguy cơ rủi ro |
Khả năng phục hồi |
|
Yếu tố bên ngoài |
– Tỷ lệ nhập khẩu điện năng |
– Số đường dây quốc tế – Tính đa dạng của các nhà cung cấp |
Yếu tố trong nước |
– Xác suất sự cố các phần tử trong hệ thống điện – Tổn thất trong truyền tải và phân phối điện năng – Tính đa dạng của các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện |
– Công suất dự phòng của các nhà máy điện |
Tỷ lệ nhập khẩu điện năng: tỷ lệ nhập khẩu điện trên tổng lượng cung cấp phục vụ nhu cầu trong nước.
Số đường dây quốc tế: số đường dây cao thế phục vụ việc nhập khẩu điện năng từ nước ngoài.
Tính đa dạng của các nhà cung cấp: tính bằng chỉ số Herfindahl-Hirschman như đối với dầu, khí và than.
Xác suất sự cố các phần tử trong hệ thống điện: xác suất sự cố của hệ thống điện dẫn đến sự gián đoạn cung cấp điện trong nước.
Tổn thất trong truyền tải và phân phối điện năng: tổng tổn thất điện năng trên lưới truyền tải và phân phối trước khi đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Tính đa dạng của các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện: được đánh giá bằng chỉ số Herfindahl-Hirschman, sử dụng dữ liệu về tỷ lệ các nguồn nguyên liệu được sử dụng cho sản xuất điện năng.
Công suất dự phòng của các nhà máy điện: tỷ lệ giữa công suất dự phòng và công suất đặt của các nhà máy điện.
Kết luận
Như vậy, bộ chỉ tiêu ANNL ngắn hạn cho Việt Nam được đề xuất bao gồm 24 chỉ tiêu cho 6 nhóm năng lượng riêng biệt. Các chỉ tiêu đều được xây dựng và lựa chọn dựa trên 4 yếu tố cơ sở chính đánh giá ANNL ngắn hạn: nguy cơ rủi ro, khả năng phục hồi, yếu tố bên ngoài và yếu tố trong nước. Với bộ chỉ tiêu trên, chúng ta có thể đánh giá một cách tương đối đầy đủ tình trạng an ninh của hệ thống năng lượng Việt Nam trong ngắn hạn.
Việc đánh giá có thể chuẩn xác và toàn diện hơn nữa, tuy nhiên, do những hạn chế về dữ liệu thống kê, có nhiều chỉ số thích đáng đã không thể được đưa vào mô hình. Cũng chính vì mặt hạn chế này, cùng với việc khối lượng trình bày bị giới hạn, mà tác giả chưa thể đưa ra các kết quả đánh giá mức độ an toàn cho từng chỉ số được giới thiệu trong bài viết.
Do đó, nội dung bài báo xin được dừng lại ở các lý luận cơ sở để lựa chọn chỉ số và một bộ chỉ số cụ thể đề xuất cho ANNL ngắn hạn của Việt Nam. Khi thu thập được đầy đủ bộ dữ liệu, tác giả xin được phân tích và phân loại đánh giá các chỉ số riêng lẻ, cũng như đưa ra nhận xét chung cho từng phân ngành năng lượng một cách chi tiết trong các báo cáo khoa học sau này.