Khi con người di chuyển (đi bộ, đi xe…) sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng, tại sao ta không tìm cách lấy lại một phần những gì đã mất. Vì vậy, tôi xin đề xuất về hệ thống lưu – phát điện, hoạt động dựa vào sự di chuyển của con người, tạm đặt tên là Human Energy.

Con người chúng ta chính là nguồn tài nguyên năng lượng lớn, chứ không chỉ là những gánh nặng về dân số hay giao thông. Khi chúng ta di chuyển (đi bộ, đi xe…) sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng, tại sao ta không tìm cách lấy lại một phần những gì đã mất. Vì vậy, tôi xin đề xuất về hệ thống lưu – phát điện, hoạt động dựa vào sự di chuyển của con người, tạm đặt tên là Human Energy.

Hệ thống lưu phát điện đặt trên đường giao thông.

Hệ thống Human Energy hoạt động theo nguyên tắc biến động năng thành điện năng, gồm 2 bộ phận chủ yếu: hệ thống con lăn, bánh đà khuyếch đại và máy phát điện đặt dưới mặt đường và máy lưu, nắn dòng và ổn áp điện. Ngoài ra còn có hệ thống dây điện đặt ngầm.

+ Hệ thống con lăn và bánh đà được bố trí đặt trên mặt đường, không gây nguy hiểm cho người và xe. Mỗi khi có phương tiện giao thông chạy qua bề mặt sẽ làm chuyển động các con lăn, khuyếch đại qua hệ thống bánh đà và làm quay tua-bin của máy phát điện.

+ Dòng điện được truyền tới, lưu và giữ ổn định bằng một hệ thống như ắc qui đặt trên đường. Hệ thống này sẽ tự động phát điện cho cho các đèn chiếu sáng đường khi trời tối.

+ Các phương tiện tham gia lưu thông được khuyến khích chạy qua hệ thống con lăn. Đường có nhiều phương tiện giao thông, đường cao tốc thì nên đặt liên tiếp nhiều hệ thống lưu – phát điện.

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm năng lượng điện từ nhà máy, giảm thiểu hệ thống dây điện, thân thiện với môi trường.

+ Chạy bằng sức người nên không phụ thuộc vào thời tiết hay than (đối với nhà máy nhiệt điện), nước (nhà máy thuỷ điện), nguyên liệu hạt nhân (đối với nhà máy điện hạt nhân). Có thuận lợi là người Việt Nam đông và phần lớn đường xá ở Việt Nam giờ nào cũng đông người.

Nhược điểm:

+ Đường càng đông người và phương tiện thì đèn càng có cơ hội sáng lâu nhưng cũng ngược lại.

+ Phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân (cho xe chạy qua hệ thống con lăn, ý thức bảo quản…).

Hệ thống đặt trong các tòa nhà, khu dân cư:

Hệ thống đặt trong các tòa nhà, khu dân cư.

+ Nguyên tắc hoạt động cũng như trên (chuyển động năng thành điện năng). Hệ thống bánh xe, bánh đà có thể được gắn vào cánh cửa ra vào chính của toà nhà (để mỗi lần có người mở cửa sẽ làm bánh xe quay khiến tua-bin máy phát điện quay), hoặc bố trí ở hành lang nơi có nhiều người đi lại (có cần xoay giống như cửa ra vào tại các siêu thị – mỗi người đi qua phải đẩy cần xoay này).

+ Có thể chỉ sử dụng được với các thiết bị điện có công suất nhỏ (chiếu sáng, loa đài…).

+ Rất thích hợp với các khu đông dân cư hoặc toà nhà văn phòng cho thuê vì lượng người ra vào lớn, một ngày có thể 2 -3 lần có đông người ra vào.

P9 Sưu tầm