ĐÀO TẠO QUẢN LÝ VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VÀ HỖ TRỢ NHÀ MÁY MỚI TRONG THỜI GIAN ĐẦU
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hiện đảm nhận quản lý vận hành NMTĐ A Vương có công suất lắp đặt 210 MW, sản lượng điện trung bình năm theo thiết kế khoảng 815 triệu kWh.
Cán bộ công nhân viên của Công ty đã trực tiếp tiếp nhận quản lý vận hành ngay từ những ngày đầu mới thử nghiệm một cách an toàn hiệu quả. Rất nhiều khiếm khuyết, sự cố thiết bị từ đơn giản đến phức tạp đều được chính cán bộ công nhân viên Công ty khắc phục triệt để. Điều này đã minh chứng công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý vận hành, sửa chữa và thí nghiệm của Công ty đã thật sự có hiệu quả nổi bật và đủ năng lực để đào tạo cán bộ quản lý vận hành cho các nhà máy thủy điện khác.
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thật sự là một địa điểm lý tưởng để các Đơn vị gửi trọn niềm tin về công tác đào tạo các chức danh quản lý vận hành Nhà máy thủy điện đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao nhất
1- Năng lực và kinh nghiệm đào tạo
– Sở hữu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, ý thức kỹ luật tốt, tâm huyết với nghề và được đào tạo chính quy, rèn luyện từ những ngày đầu thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất. Cùng với thời gian, CBCNV Công ty không những nắm bắt và làm chủ được công nghệ do mình quản lý mà đã giúp cho một số nhà máy Thủy điện về công tác đào tạo kỹ năng quản lý vận hành cũng như hỗ trợ vận hành trong giai đoạn đầu khi Nhà máy mới đưa vào vận hành.
Đến nay Công ty đã đào tạo công tác quản lý vận hành cho các nhà máy thủy điện:
+ Thủy điện A Lưới
+ Thủy điện Sông Bung 5
+ Thủy điện Sông Bung 4A
+ Thủy điện Sông Bung 2
– Chúng tôi sẵn sàng tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà máy Thủy điện trên toàn quốc:
+ Đào tạo các chức danh quản lý vận hành nhà máy thủy điện;
+ Hỗ trợ vận hành giai đoạn đầu cho các Nhà máy thủy điện mới.
2- Các kết quả đạt được sau khi được đào tạo
Sau khi đào tạo học viên phải đạt được các yêu cầu sau (tùy theo chức danh đảm nhiệm):
2.1- Về thiết bị
– Nắm vững công dụng, đặc điểm, số liệu kỹ thuật, nguyên lý làm việc, sơ đồ logic, sơ đồ mạch, vị trí lắp đặt thiết bị, chi tiết từng phần từ bố trí trong hệ thống của nhà máy Thủy điện.
2.2- Quy trình, quy phạm, nguyên lý và sơ đồ vận hành
– Nắm vững và hiểu rõ các Thông tư của Bộ Công Thương liên quan đến công tác vận hành.
– Hiểu rõ đặc điểm kỹ thuật và nguyên lý vận hành của từng thiết bị, hệ thống công nghệ
– Hiểu rõ các ký hiệu màu, đánh số thiết bị.
– Nắm vững các quy trình vận hành, thao tác thiết bị của nhà máy.
– Hiểu rõ sơ đồ vận hành bình thường và vận hành khi có sự cố của phần tử phụ trợ cho tổ máy.
– Lập được phương thức vận hành theo các chế độ.
2.3- Phát hiện và phân tích lỗi
– Phát hiện và phân tích lỗi của từng thiết bị, chi tiết, hệ thống trong sơ đồ vận hành.
– Phân lập được khu vực sự cố và thiết bị, phần tử, hệ thống bị sự cố hoặc không bình thường.
– Đề xuất được biện pháp khắc phục (kể cả việc yêu cầu đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ bảo trì, sửa chửa).
2.4- Lập báo cáo và kỹ năng báo cáo
– Lập được báo cáo tình trạng thiết bị, chi tiết, phần tử, hệ thống, tổ máy, nhà máy với văn phong rõ ràng, ngắn gọn, đủ chi tiết và có trọng tâm,…
– Biết cách báo cáo, truyền đạt lệnh, chỉ thị trực tiếp hoặc qua điện thoại (đầy đủ, rõ ràng, dứt khoát, đúng quy trình, quy phạm…).
2.5- Biện pháp an toàn
Nắm vững và kiểm soát đầy đủ các biện pháp an toàn bắt buộc thực hiện trong quá trình cho phép làm việc tại mọi vị trí trong nhà máy theo đúng quy định.
2.6- Tác phong công nghiệp
Hình thành tác phong công nghiệp bao gồm: Về giờ giấc; về đi lại, học tập, sinh hoạt cá nhân, tập thể…; công việc của các chức danh vận hành.
2.7- Kỹ năng thực hành (có sự giám sát của ca vận hành đương nhiệm)
– Thực hiện được các thao tác đúng với quy trình vận hành thiết bị.
– Ghi chép nhật ký vận hành, các biểu mẫu, sổ sách vận hành,….
– Thao tác vận hành tổ máy và các thiết bị khác của Nhà máy ở mức độ cho phép.
– Thực hiện được các thao tác theo điều độ điện tử (DIM). Hiểu và sử dụng thành thạo toàn bộ phần mềm điều độ điện tử trong công tác vận hành bình thường cũng như sự cố.
– Hiểu và thực hiện thành thục phần mềm quản lý số liệu đo đếm, phần mềm liên quan đến công tác thị trường điện.
– Tham gia diễn tập sự cố, diễn tập thao tác, diễn tập khởi động đen..v..v…theo đúng các Thông tư liên quan đến công tác vận hành.
2.8- Kỹ năng quản lý điều hành
– Lập kế hoạch công tác và biện pháp thực hiện.
– Tổ chức và điều hành các cuộc họp nhóm, kíp; các buổi thảo luận chuyên môn; phân tích sự cố
– Phát biểu trong các cuộc họp, thảo luận, hội thảo,…
– Giao tiếp qua điện thoại với các cấp có liên quan về báo cáo công việc, nhận lệnh và ra lệnh,…
– Chỉ huy thao tác trong vận hành bình thường, xử lý sự cố thiết bị, xử lý cháy nổ, lụt bảo,…
– Xử lý các tình huống bất thường trong điều hành như nhân viên cấp dưới không chấp hành lệnh, đau ốm đột xuất,…; cấp trên ra mệnh lệnh vượt cấp, ra lệnh trái quy trình,… ; về an ninh trật tự,….
– Xử lý các tình huống về khiếm khuyết và sự cố của thiết bị không nêu trong quy trình,….
– Năng lực bao quát công việc, biết cách kiểm tra, đánh giá được năng lực của nhân viên dưới quyền thông qua kiểm tra thực tế hoặc qua báo cáo.
– Có khả năng quyết đoán kịp thời, chính xác và có năng lực đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó trong xử lý công việc.
– Biết cách lắng nghe, thu thập, chọn lọc và tổng hợp thông tin để đưa ra biện pháp tối ưu.
3. Một số hình ảnh về hoạt động đào tạo vận hành NMTĐ
3.1 Đào tạo vận hành, sửa chữa Nhà máy thủy điện A Lưới năm 2010
Lễ khai giảng khóa đào tạo nhân viên vận hành và sửa chữa NMTĐ A Lưới
Lãnh đạo Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung phát biểu tại Lễ khai giảng
3.2 Đào tạo trưởng ca vận hành Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 năm 2012
Công ty cổ phần thủy điện A Vương cùng Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) tổ chức kiểm tra kết thúc khóa đào tạo Trưởng ca vận hành NMTĐ Sông Bung 5
3.3 Đào tạo vận hành Nhà máy thủy điện Sông Bung 2 năm 2016
Lễ khai giảng khóa đào tạo nhân viên vận hành và sửa chữa NMTĐ Sông Bung 2
Lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Bung phát biểu tại Lễ khai giảng