Tiêu thụ điện tại Việt Nam tiếp tục gia tăng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng tiêu thụ điện tương ứng trong năm 2006 và 2010. Tiêu thụ điện hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn thứ hai nhưng có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ công nghiệp hoá nhanh của Việt Nam, từ 42.9% năm 2006 thành 38.2% năm 2010. Phần còn lại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác chiếm khoảng 10% tổng sản lượng tiêu thụ điện năng.

Bảng 1. Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010(Nguồn: Tổng sơ đồ VII)

STT

Danh mục

2005

(%)

2006

(%)

2007

(%)

2008

(%)

2009

(%)

1

Nông nghiệp

1.3

1.1

1.0

1.0

0.9

2

Công nghiệp

45.8

47.4

50

50.7

50.6

3

Dịch vụ (Thương mại, khách sạn và nhà hàng)

4.9

4.8

4.8

4.8

4.6

4

Quản lý và tiêu dung dân cư

43.9

42.9

40.6

40.1

40.1

5

Khác

4.1

3.8

3.7

3.5

3.7

Tốc độ tăng của tiêu thụ điện vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng ký. Ví dụ trong thời gian 1995-2005 tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm là hơn 14.9% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ là 7.2%. Tốc độ tăng tiêu thụ điện cao nhất thuộc về ngành công nghiệp (16.1%) và sau đó là hộ gia đình (14%)

Trong tương lai, theo Tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ 2011-2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.

Sản xuất điện

Để có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu cụ thể về sản xuất và nhập khẩu cho ngành điện. Trong Tổng sơ đồ VII cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030 các mục tiêu bao gồm: [1]

1) Sản xuất và nhập khẩu tổng cộng 194-210 tỉ kWh đến năm 2015, 330-362 tỉ kWh năm 2020, và 695-834 tỉ kWh năm 2030;
2) Ưu tiên sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo bằng cách tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3.5% năm 2010 lên 4.5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6% vào năm 2030;
3) Giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2.0 hiện nay xuống còn bằng 1.5 năm 2015 và 1.0 năm 2020;
4) Đẩy nhanh chương trình điện khí hoá nông thôn miền núi đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện;

Các chiến lược được áp dụng để đạt các mục tiêu nói trên cũng đã được đề ra bao gồm:

1) Đa dạng hoá các nguồn sản xuất điện nội địa bao gồm các nguồn điện truyền thống (như than và ga) và các nguồn mới (như Năng lượng tái tạo và điện nguyên tử);
2) Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc Trung và Nam, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất truyền tải, chia sẻ công suất nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy thuỷ điện trong các mùa;
3) Phát triển nguồn điện mới đi đôi với đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành;
4) Đa dạng hoá các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế;

Cơ cấu các nguồn điện cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030 đã được đề ra trong Tổng sơ đồ VII và được tóm tắt ở bảng bên dưới.  Nguồn điện quan trọng nhất vẫn là than và nhiệt điện. Điện nguyên tử và năng lượng tái tạo chiếm tỉ trọng tương đối cao vào giai đoạn 2010-2020 và sẽ dần trở nên tương đối quan trọng trong giai đoạn 2020-2030. Thuỷ điện vẫn duy trì thị phần không đổi trong giai đoạn 2010-2020 và 2020-2030 vì thuỷ điện gần như đã được khai thác hết trên toàn quốc.

Bảng 2. Cơ cấu nguồn điện theo công suất và sản lượng cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030

STT

Nguồn điện

2020

2030

Tổng công suất lắp đặt  (MW)

Thị phần trong tổng công suất lắp đặt (%)

Thị phần trong tổng sản lượng điện (%)[2]

Tổng công suất lắp đặt  (MW)

Thị phần trong tổng công suất lắp đặt (%)

Thị phần trong tổng sản lượng điện (%)[3]

1

Nhiệt điện than

36,000

48.0

46.8

75,000

51.6

56.4

2

Nhà máy nhiệt điện tua bin khí

10,400

13.9

20.0

11,300

7.7

10.5

3

Nhà máy nhiệt điện chạy tua bin khí LNG

2,000

2.6

4.0

6,000

4.1

3.9

4

Nhà máy thuỷ điện

17,400

23.1

19.6

N/A

11.8

9.3

5

Nhà máy thuỷ điện tích năng

1,800

2.4

5,700

3.8

6

Nhà máy điện sinh khối

500

5.6

4.5

2,000

9.4

6.0

7

Nhà máy điện gió

1,000

6,200

8

Nhà máy điện nguyên tử

N/A

N/A

2.1

10,700

6.6

10.1

9

Nhập khẩu

2,200

3.1

3.0

7,000

4.9

3.8

Total

75,000

100

100

146,800

100

100

Nguồn: tóm tắt các thông tin được trong Tổng sơ đồ VII

Cụ thể là vào năm 2020, cơ cấu các nguồn điện liên quan đến sản lượng là 46.8% cho nhiệt điện than, 19.6% cho thuỷ điện và thuỷ điện tích năng, 24% cho nhiệt điện chạy khí và khí LNG, 4.5% cho Năng lượng tái tạo, 2.1% cho năng lượng nguyên tử và 3.0% từ nhập khẩu từ các quốc gia khác (xem Hình bên dưới)

Hình 1. Cơ cấu nguồn điện cho đến năm 2020

Thị trường điện

Cho đến năm 2010 thị trường Điện tại Việt nam vẫn ở dạng độc quyền với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71% tổng lượng điện sản xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.

Để có thể huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện Chính phủ Việt Nam đã thông qua cách tiếp cận giá điện vận hành theo cơ chế theo thị trường và theo đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường [4] với danh mục đầu tư khác nhau cho các nguồn điện khác nhau.

Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển thị trường điện cạnh tranh nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn cung điện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Theo bản Dự thảo chi tiết phát triển thị trường Điện cạnh tranh, ngành điện sẽ phát triển qua ba giai đoạn:

1) Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014): các công ty sản xuất điện có thể chào bán điện cho người mua duy nhất;

2) Thị trường bán buôn điện (2015-2022): các công ty bán buôn điện có thể cạnh tranh để mua điện trước khi bán cho công ty phân phối điện;

3) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2022 trở đi: người mua điện có thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp.

Giá điện của Việt nam năm 2010 là VND1,058 – 1,060/kWh (~ 5.3 US cents/kWh). Năm 2011 khi tỉ giá hối đoái tăng cao, giá điện trên chỉ còn tương đương với 4 US cents/kWh.

Theo Chính phủ, giá điện sẽ được điều chỉnh hằng năm theo Quy định số 21 nhưng Chính phủ cũng sẽ xem xét thời điểm tăng thích hợp để đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình sản xuất của bà con nhân dân nói riêng.

Tiếp theo Quyết định số 21, vào Tháng 3/2011, giá điện trung bình tăng lên VND1.242/kWh (khoảng 6.5 US cents), tăng 15.28% so với giá năm 2010.

Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là các công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Viêt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài. Các công ty Nhà nước chiếm thị phần rất lớn trong sản xuất điện. Ví dụ vào cuối năm 2009, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam là 17.521MW trong số đó nguồn điện thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 53%, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 10% và VINACOMIN là 3.7%. Các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) và dự án BOT nước ngoài chiếm 10.4% tổng công suất lắp đặt của năm 2009.

Lưới điện quốc gia

Lưới điện quốc gia đang được vận hành với các cấp điện áp cao áo 500kV, 220kV và 110kV và các cấp điện áp trung áp 35kV và 6kV. Toàn bộ đường dây truyền tải 500KV và 220KV được quản lý bởi Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, phần lưới điện phân phối ở cấp điện áp 110kV và lưới điện trung áp ở các cấp điện áp từ 6kV đến 35kV do các công ty điện lực miền quản lý.

Để có thể đảm bảo nhu cầu về điện của quốc gia trong tương lai, Việt Nam có kế hoạch phát triển lưới quốc gia đồng thời cùng với phát triển các nhà máy điện nhằm đạt được hiệu quả tổng hợp của đầu tư, đáp ứng được kế hoạch cung cấp điện cho các tỉnh, nâng cao độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và khai thác hiệu quả các nguồn điện đã phát triển, hỗ trợ chương trình điện khí hoá nông thôn và thiết thực chuẩn bị cho sự phát triển hệ thống điện trong tương lai .

Theo Tổng sơ đồ VII, cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030 các trạm và đường dây truyền tải điện sẽ được bổ sung đáng kể vào hệ thống (xem Bảng 3)

Bảng 3. Số lượng đường dây và các trạm điện được bổ sung vào lưới điện quốc gia cho giai đoạn 2010-2030

Hạng mục

Đơn vị

2009

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

Trạm 500kV

MVA

7,500

17,100

24,400

24,400

20,400

Trạm 220kV

MVA

19,094

35,863

39,063

42,775

53,250

Đường dây 500kV

Km

3,438

3,833

4,539

2,234

2,724

Đường dây 220kV

Km

8,497

10,637

5,305

5,552

5,020

Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 (Tổng sơ đồ VII)

_________________________________________________________________________________________________________________________


[1] Quyết định số 1208/QD/TTg ngày 21/07 /2011 của TTg Chính phủ về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 (Tổng sơ đồ VII)

[2]Tổng sản lượng điện mục tiêu cho năm 2020 là 300 billion kWh

[3]Tổng sản lượng điện mục tiêu cho năm 2030 là 695 billion kWh

[4] Quyết định số 1208/QDTTg ngày 21/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia cho giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 (Quy hoạch Điện VII)

Thành Dũng – Sưu tầm