1. Thông tin về Văn bản pháp luật mới của Nhà nước (có liên quan đến NLĐ & Doanh nghiệp)
– (28/06/2018) Quyết định 2265/QĐ-BCT quy định về khung giá bán buôn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.
– (15/06/2018) Nghị quyết 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội ban hành.

2. Danh mục văn bản nội bộ ngành do EVN/EVNGENCO 2 mới ban hành
– Quyết định công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình lưới điện phân phối đến 35 kV (QĐ 169/QĐ-EVN ngày 12/6/2018).
– Quyết định công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp, đường dây tải điện cấp điện áp từ 110 kV đến 500 kV (QĐ 170/QĐ-EVN ngày 12/6/2018).

3. Danh mục văn bản nội bộ của Công ty mới ban hành
– Quy chế phối hợp bảo vệ rừng giữa BQL-HKL rừng phòng hộ Nam Sông Bung với các Nhà máy Thủy điện trên lưu vực thuộc lâm phận về công tác quản lý bảo vệ rừng.
– Quy định đào tạo trong Công ty Cổ phần thủy điện A Vương số 957/QĐ-TĐAV ngày 13/7/2018.

4. Phổ biến kiến thức pháp luật mới

4.1. Cán bộ, công chức được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2019
Công văn 6519/VPCP-KGVX về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức được ban hành ngày 11/7/2018.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 cụ thể như sau:
– Dịp Tết Âm lịch: nghỉ từ thứ Hai ngày 04/02/2019 đến hết thứ Sáu ngày 08/02/2019 (được nghỉ liên tục 9 ngày do có thêm 4 ngày nghỉ hàng tuần).
– Dịp Tết Dương lịch: nghỉ từ thứ Hai ngày 31/12/2018 đến hết thứ Ba ngày 01/01/2019 (được nghỉ liên tục 4 ngày); đi làm bù vào thứ Bảy ngày 05/01/2019.
– Dịp lễ 30/4 và 01/5: nghỉ từ thứ Hai ngày 29/4/2019 đến hết thứ Tư ngày 01/5/2019 (được nghỉ liên tục 5 ngày); đi làm bù vào thứ Bảy ngày 04/5/2019.

4.2. Hiểu đúng về Luật an ninh mạng
Sáng ngày 12/6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng với 86,86% đại biểu đống ý thông qua, có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2019.
Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
>>> Theo đó, Việt Nam có quyền: yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
>>> Ngoài ra, Luật quy định nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng;
+ Làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
+ Sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
+ Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân…
>>> Đưa ra 8 Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia gồm:
– Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
– Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;
– Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;
– Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
– Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
– Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
– Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;
– Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Nguồn: Thư viện Pháp luật