“Văn hóa doanh nghiệp” góc nhìn từ bên ngoài là những đặc trưng (bản sắc, cá tính, nét riêng) cơ bản để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác;
“Văn hóa doanh nghiệp” góc nhìn từ bên trong là những chuẩn mực hành vi (hệ thống giá trị) mà tất cả những người trong “doanh nghiệp” phải tuân theo hoặc bị chi phối.
Một khi Công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp thì:
+ Tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện.
+ Giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty và Giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình.
Các biểu hiện của VHDN:
– Biểu hiện thứ nhất (bên ngoài) của VHDN là phần mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan thông thường như nhìn thấy được, nghe được. Chẳng hạn như:
+ “Mầu cờ, sắc áo” của công ty;
- Cách bài trí và vật dụng của công ty;
- Tài liệu giao dịch của công ty;
- Đồng phục hay cách ăn mặc của nhân viên công ty;
- Khẩu hiệu của công ty (Slogan);
- Logo của công ty;
- Công ty kỳ;
- Công ty ca;
+ Hành vi/ hành xử của nhân viên công ty trong mọi tình huống, trong mọi vấn đề liên quan đến công việc của công ty.
– Biểu hiện thứ 2 của VHDN là có thể cảm nhận được bằng các suy luận, phải tìm hiểu tại sao & ý nghĩa sâu xa của nó. Chẳng hạn như:
- Tên và biểu tượng của công ty;
- Truyền thuyết, giai thoại về những năm tháng đã qua của Công ty, về người sáng lập công ty…
- Tập quán, tập tục và nghi thức ….;
AVC xây dựng văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất, có kế thừa và phát huy truyền thống, lịch sử.
Nhân Ngọc