Thực hiện chiến lược kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông Công ty thông qua, ngày 18/4/2010 đoàn cán bộ Lãnh đạo và các Phòng Ban liên quan Công ty cổ phần Thủy điện A Vương đã tham gia khảo sát tuyến du lịch về nguồn bằng đường sông từ Đà Nẵng đền nguồn cội Thu Bồn.
Đoàn chúng tôi xuất phát từ Cảng Thuận Phước lúc 8 giờ 12phút. Đà Nẵng với những lớp nhà cao tầng mới nổi, những mảng tường bê tông xen lẫn kính nhiều màu sắc với ngồn ngộn những lớp cây xanh đã tạo nên một bức tranh đặc trưng cho chuyến du khảo dòng sông đoạn Đà Nẵng đến cầu Tú Cầu.
Nhà phố nhìn từ sông Hàn
Cầu rồi cầu, Đà Nẵng nhiều cầu thật, Đà Nẵng đẹp lên từng ngày và thật sự là một đô thị năng động phát triển đang trỗi lên mạnh mẽ dọc đôi bờ sông Hàn mà cả nước đều đổ xô đến để ngắm nhìn. Tiếng rẽ nước của ca nô lớn đến 20 hải lý giờ, rồi gió và nắng ban mai lung linh làm cả đoàn du khảo càng thêm phấn khích; Mới khởi đầu mà tất cả đã náo nhiệt, những chuyện ngày xưa cứ ào ào đến, rồi lại lặng yên khi nghe một thành viên trong đoàn ngâm nga:
Đào sông Cu Nhí đãi vàng Bồng Miêu
Dặn lòng anh ai nói đừng xiêu
Nắng mưa có bạn sớm chiều có nhau.”
Cầu qua sông Hàn
Đà Nẵng dần lùi về phía sau, khoảng 9h chúng tôi đến cầu Tứ Cầu thuộc lãnh địa Quảng Nam; hành trình đã nhân đôi niềm thú vị khi một miền quê đẹp dọc theo 2 bờ sông Vĩnh Điện dần dần hiện ra nào bắp, lúa, đậu phộng, ngô, sắn, khoai… ôi chao nền nông nghiệp nhỏ lẻ cũng có điều thú vị đó chứ, nó như một bức tranh đủ màu sắc của các loại nông phẩm khác nhau đúng vào mùa thu hoạch.
Quang cảnh hai bên bờ sông
Nông sản vào mùa thu hoạch
Qua Tứ Cầu độ vài cây số đoàn chúng tôi được chiêm ngưỡng những ruộng lúa bạt ngàn lấp lánh những hạt vàng dưới ánh nắng ban mai như thôi thúc chúng tôi mau mau cho đến vùng đất mẹ Thu Bồn quê hương, một vùng lúa trù phú của Quảng Nam. Mong muốn của Đoàn cũng đã dần hiện đến, khoảng 9h35 phút chúng tôi đến hợp lưu của sông Vĩnh Điện với sông mẹ Thu Bồn. Sông Vĩnh Điện hẹp với hai bên bờ hẵm và nhiều hàng tre chống sạt còn sông Thu Bồn thì quá mênh mông những bãi bồi tắp lự màu mỡ với bạt ngàn ruộng dưa, cây củ quả, chúng tôi bồi hồi quá khi ca nô đưa chúng tôi đến vùng Gò Nổi – Thu bồn.
Tiếng ru còn đượm trên đôi bến bờ”
Câu hát đượm đà đến thế mà sao không khát khao được. Đoàn như trẻ lại với đất mẹ Quảng Nam yêu thương, vùng anh hùng của đất anh hùng, nơi hun đúc khí phách Quảng Nam có tầm ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cách mạng của đất nước như Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Phan Thanh, Phạm Phú Thứ,…để Việt Nam có được một Hồ Chí Minh làm rạng ngời sử Việt trong giai đoạn hiện đại.
Thương cha, nhớ mẹ quá chừng bạn ơi”
Thật náo nhiệt khi từng đoàn tàu khai thác cát dọc sông Thu Bồn ùn ùn chở cát về xuôi; Vùng quê không còn yên ả, nhưng thôi đó là nhu cầu thuộc phát triển. Chúng tôi tiếp tục hành trình, cả nhóm hình như đều sực nhớ đến món cá kho dưa sông Thu Bồn, “Ôi chao, nó ngon ngọt lắm đó” – anh Hoàng Anh – Phó Chủ tịch Quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh người tham gia đoàn khảo sát để tư vấn cho mục tiêu du lịch về nguồn của chúng tôi đã thốt lên như vậy.
Khai thác cát dọc sông
Ca nô đi chậm lại và dường như dừng hẳn ở khu vực ghe của làng chài đánh cá ven sông Thu Bồn. Chúng tôi mua hết số cá đang giẫy trong ba lồng ghe; đủ loại, nào là rô, ngạnh, chạch, bống, chép… thật vui mắt và hấp dẫn, chuyện đó đã làm gia tăng độ thú vị.
Thủy sản từ các làng chài đánh cá ven sông Thu Bồn
Ca nô chúng tôi vượt qua cầu Kỳ Lam, mọi người căng mắt ra nhìn về phía bãi bồi và thổi lên “Đất gò nổi đó” trước mắt chúng tôi từng đàn chim đang đứng dọc theo bãi cát; Bồ nông một loài chim lớn có đến vài chục chàng và nàng bồ nông nặng đến dăm kilô đứng bất động để chờ mồi; Chụp ảnh, chụp ảnh…cho thoả thích.
Bồ nông trên vùng đất gò nổi
Mười giờ ba lăm phút, với những tiến cọ xát lạ với lòng sông, ca nô giảm hẳn tốc độ, không thể tiếp tục hành trình đó là lời của thuyền trưởng dù bằng mọi cách đã triển khai, loay hoay hơn ba mươi phút lúc 11h15 khi không thể tiếp tục được hành trình, đoàn chúng tôi ngậm ngùi quyết định quay về Vĩnh Điện- Thủ phủ Điện Bàn để dùng bữa trưa với những sản phẩm mua được; Cơm với gạo thơm quê cùng cá kho dưa đúng kiểu mẹ già đất Quảng đã để lại ấn tượng trong lòng mỗi chúng tôi.
“Cơm với gạo thơm quê cùng cá kho dưa đúng kiểu mẹ già đất Quảng”
Đoàn rời bến nước Vĩnh Điện về nhà lúc 15h20 phút, hẹn một dịp khác để tiếp tục khám phá; tất cả đều đồng lòng. Nhiệm vụ khai phá của Công ty chưa hoàn thành nhưng chúng tôi đều quyết tâm tiếp tục khảo sát lần 2 và mở tuyến du lịch sinh thái Đà Nẵng – Thu Bồn.
Lê Văn